mô hình vai đầu vai diễn dịch theo góc nhìn volume

Giá đang trong xu hướng tăng, giá tăng lên và hồi về, vai trái hình thành. Tại đây, những người chưa kịp mua lúc giá tăng sẽ vộ vàng nhảy vào mua và đẩy giá lên cao hơn. Đến một lúc thì chạm đỉnh của vai trái. Theo lẽ thường, giá muốn breakout khỏi 1 cái đỉnh phải có một lực mua cực lớn. Nhưng lúc này lực mua đã hết (được phản ánh qua volume tại Đầu) nên chỉ rướng qua được 1 chút thì không đủ thanh khoản đi đi tiếp (đơn giản là chẳng có ai bán chỗ đó mà mua), hình thành false breakout cũng chính là cái Đầu của mô hình.

Người mua vẫn còn kỳ vọng muốn mua thêm vì giá đang trong xu hướng tăng, đặc biệt là những người mua ở dưới đáy chưa được khớp, do đó giá sẽ pullback lại để khớp toàn bộ lệnh mua đó. Một lần nữa, giá được đẩy lên tạo vai phải. Ở đỉnh vai phải, một lần nữa volume rất thấp thể hiện người mua đã thưa dần và chẳng ai còn hứng thú để mua thêm nhầm đẩy giá lên. Đây là một tín hiệu Bearish.

Mặt khác, những người đã từng vào lệnh mua ngay đỉnh vai trái và đỉnh đầu đang khá hoang mang vì họ đang đu đỉnh. Từ tâm lý bullish họ dần chuyển sang trạng thái bearish và nghĩ đến kịch bản giá sẽ giảm. Một phần sẽ mạnh dạn bán cắt lỗ, điều này làm tăng số lượng phe bán trong khi phe mua đã thưa dần. Kết quả giá rớt.

Số lượng đu đỉnh còn lại không bán nhưng hầu như stoploss đều đặt dưới đáy của mô hình (chúng ta hay thường gọi là neckline hay đường viền cổ). Do đó, khi giá giảm tới vùng này thì hầu như hit stoploss của toàn bộ lệnh BUY ngay đỉnh và làm cho giá giảm mạnh hơn nữa.

Đó là lý do tại sao, sách giáo khoa thường dạy chúng ta, khi hình thành đủ vai đầu vai thì phải chờ giá breakout qua đường viền cổ mới được trade là như vậy. Vì tại đó, giá sẽ giảm mạnh nhất và sâu nhất.
Head and ShouldersVolume

Declinazione di responsabilità